Bé bị hẹp bao quy đầu nên điều trị như thế nào?

Lượt xem: 15551
Đánh giá: 
Bé bị hẹp bao quy đầu nên điều trị như thế nào?
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  294 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Nhiều phụ huynh rất băn không vì không biết “Bé bị hẹp bao quy đầu nên điều trị như thế nào?”. Không đơn giản như điều trị hẹp bao quy đầu cho người lớn, điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần phải hết sức lưu ý và có sự chỉ định của bác sĩ vì bé đang trong độ tuổi phát triển.

Tham khảo thêm:

    Một số hình ảnh về hẹp bao quy đầu
    Phân biệt lún dương vật và hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Bé bị hẹp bao quy đầu nên điều trị như thế nào?

Chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo xuống được khiến cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu. Hẹp bao quy đầu thường được phân chia thành hai loại: Hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Hẹp bao quy đầu sinh lý: Là hiện tượng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên nhằm bảo vệ phần đầu dương vật và lỗ tiểu. Phần lớn các bé trai mới sinh ra đều có hiện tượng hẹp bao quy đầu sinh lý (96%), hiện tượng này sẽ giảm xuống còn khoảng 10% khi bé 3 tuổi và còn 1% khi bé 4 tuổi.

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Là tình trạng hẹp bao quy đầu thật sự với sự xuất hiện của sẹo xơ (sẹo xơ hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những người bình thường và người bị dài bao quy đầu).

Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Phụ huynh có thể quan sát các triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ khi tắm, vệ sinh cho bé hoặc lúc bé đi tiểu. Nếu bé bị hẹp bao quy đầu thật sự thì sẽ có những biểu hiện sau đây:

- Tiểu khó, khi tiểu thường phải rặn khiến cho bao quy đầu phồng to, tia nước tiểu bắn xa

- Bé đỏ mặt, khóc thét khi đi tiểu vì rơi vào tình trạng tiểu khó

- Bao quy đầu sưng đỏ do lỗ tiểu bị chít hẹp khiến cho việc bài tiết nước tiểu gặp khó khăn. Nhiều trường hợp, nước tiểu của bé rất đục và hôi.

- Nhìn thấy chất cặn bã ở vùng quy đầu hoặc vùng xơ của bao quy đầu, có khi thấy xuất hiện trên cả phần đầu dương vật.

Điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ nhỏ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến cáo điều trị bảo tồn cho trẻ, vừa giảm đau đớn cho bé, vừa tránh can thiệp ngoại khoa nên ít xảy ra biến chứng. Các phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ theo hướng bảo tồn gồm có:

Dùng tay kéo căng da quy đầu của bé mỗi ngày

Trong vòng 1-2 tháng, cách này có thể cho hiệu quả, bao quy đầu của bé sẽ được giãn rộng ra bằng bài tập kéo căng da quy đầu, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.

Cụ thể, cách thực hiện như sau: Bạn dùng dầu dưỡng dành cho trẻ nhỏ xoa đều vào lòng bàn tay, sau đó dùng tay kéo căng da quy đầu của bé về phía trước (ra xa người bé) và sau đó kéo ngược lại về phía sau một cách nhẹ nhàng. Động tác này bạn nên làm ở mức bé có thể chịu đựng được và không bị đau. Lặp lại bài tập như này 2-3 lần trong ngày. Bé sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều nếu bạn thực hiện động tác này trong nước, lúc đang tắm cho bé.

Phương pháp này đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ và thận trọng, lần sau kéo căng hơn lần trước, tránh để cho bé bị đau. Bài tập đòi hỏi sự kiên trì, phối hợp tốt giữa bé và cha mẹ, nếu sau một thời gian không có hiệu quả thì bạn phải chuyển sang phương pháp khác.

Kéo căng da quy đầu của bé kết hợp với dùng thuốc

Cách này cho hiệu quả hơn cách trên. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc mỡ bôi bao quy đầu cho bé, bạn dùng thuốc này bôi bên trong và bên ngoài bao quy đầu. Nếu bao quy đầu quá hẹp, bạn có thể chấm thuốc tại một điểm rồi dùng tay kéo lên kéo xuống bao quy đầu hoặc xoa đều bao quy đầu cho đến khi thuốc tan ra diện rộng. Sau đó, thực hiện kéo căng da quy đầu như đã hướng dẫn ở trên.

Thuốc mỡ này có tác dụng làm mỏng phần da bao quy đầu, thúc đẩy nhanh quá trình giãn nở của da bao quy đầu. Nó chỉ có hiệu quả nhanh và thực sự tối ưu khi bạn áp dụng với cả phương pháp kéo căng da quy đầu của bé. Trong khoảng 3 tháng thực hiện phương pháp này mà không thấy có hiệu quả, bạn nên chuyển sang phương pháp khác.

Những lưu ý khi điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ nhỏ

Một số lưu ý trong điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ nhỏ mà bạn nên nhớ đó là:

- Không nên dùng mọi cách để nong bao quy đầu của bé bằng tay vì có thể dẫn đến biến chứng tổn thương, sẹo xơ, dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý

- Trường hợp điều trị theo hướng bảo tồn nếu không cho kết quả thì mới phải chuyển sang can thiệp ngoại khoa.

Chăm sóc “cậu nhỏ” cho trẻ đúng cách:

- Khi bao quy đầu của trẻ chưa lộn xuống được: Vệ sinh cậu nhỏ cẩn thận, dùng tay lộn bao quy đầu của trẻ xuống và vệ sinh sạch sẽ bên trong. Sau đó, bạn dùng khăn khô sạch lau khô. Khi vệ sinh cho trẻ, bạn cần nhẹ nhàng, không được quá thô bạo.

- Khi bao quy đầu của trẻ đã lộn được xuống: Nhẹ nhàng vuốt bao quy đầu của trẻ về phía bụng, vệ sinh rồi lau khô. Sau khi đã vệ sinh xong, bạn vuốt bao quy đầu của trẻ trở lại vị trí cũ.

Việc điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ cần hết sức cẩn thận để không xảy ra bất kỳ biến chứng gì gây ảnh hưởng đến sự phát triển kích thước của “cậu nhỏ” sau này. Mọi thông tin, bạn vui lòng liên hệ số máy 0386 977 199 - 0386 977 199 để được chuyên gia bao quy đầu của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?